Học Engineering ở Úc – Insights & review

Học Engineering ở Úc – Insights & review

1/ Background
Hello các bạn, mình tên là Hiển, hiện tại đang là kĩ sư cơ khí tại Downer. Theo như yêu cầu của thầy giáo Peter, mình xin phép được chia sẻ cho các bạn một chút thông tin về ngành nghề kĩ sư. Để nói tổng quát và bao gồm hết các khía cạnh về ngành nghề này thì không thể nào có thể diễn tả hết được. Vậy nên mình xin được gói gọn thông tin cho các bạn dễ nắm bắt nhưng có thể bộc lộ hết được những yêu cầu cơ bản và cho các bạn hiểu hơn về ngành nghề hấp dẫn này.

2/ Pathway Ngành Kĩ Sư
Đầu tiên, mình xin được chia sẻ về các pathway để học ngành kĩ sư, cũng như các yêu cầu tiên quyết để các bạn có thể ứng tuyển vào ngành nghề này. Ngành kĩ sư tại Úc có thể được dạy qua các trường cao đẳng (tafe) và đại học (university), quá trình học cao đẳng có thể kéo dài từ 1.5 – 2 năm và đại học là từ 3 – 4 năm.

Ngoài ra có 1 số trường đại học đề nghị khóa học cử nhân (bachelor) trong 3 năm và sau đó thêm 2 năm cho thạc sĩ (master) cho 1 khóa học xuyên suốt. Đa số những trường đại học còn lại sẽ mất 4 năm cho đại học, trong đó bao gồm 3 năm course work (học lý thuyết và thực hành) và 1 năm honours (dự án nghiên cứu). Và đương nhiên nếu tốt nghiệp đại học thì khả năng có việc và salary sẽ cao hơn tốt nghiệp cao đẳng.

Đối với các bạn tốt nghiệp lớp 12 ở Úc hoặc những quốc gia được duyệt như Úc (các bạn nên kiểm tra với agent), để có thể ứng tuyển vô ngành kĩ sư thì các bạn phải học một số môn bắt buộc như toán, lý và English. Một số trường có thể sẽ yêu cầu cấp bậc cho môn học ví dụ như Maths 3C/D (cao nhất), Physics 2 (cao nhất), vv, vậy nên các bạn phải check kĩ với trường đại học mình về các môn học bắt buộc mà các bạn muốn ứng tuyển để có thể có một kế hoạch học tốt nhất.

Còn nếu trong trường hợp các bạn không học hoặc không học đủ môn yêu cầu hoặc môn k đủ cấp bậc yêu cầu thì các bạn không nên quá lo lắng, bởi vì chỉ các trường thật sự nổi tiếng hoặc tầm cỡ cao như University of Melbourne, Monash,.. thì mới có các yêu cầu cao như vậy.

Các bạn có thể chọn các trường đại học khác ít nổi tiếng hơn và không yêu cầu cao về các môn thi bắt buộc. Nếu sau 1,2 năm các bạn có ý định muốn đổi sang trường đai học có tầm cỡ hơn thì chỉ cần làm đơn xin chuyển trường và EOI tới trường mới. Lưu ý, các bạn chỉ nên chuyển sang trường lớn nếu như điểm số các bạn đang học đang nằm ở thang điểm cao thì trường kia mới có thể nhận bạn, trong trường hợp các bạn đã fail một số môn thì trường hiện tại có thể k cho bạn chuyển trường hoặc trường bạn muôn chuyển tới có thể từ chối không nhận bạn.

3/ Học từ Dự bị lên?
Còn cách thứ 2 là các bạn có thể học pathway (dự bị) của trường đại học đưa ra, nhưng cũng có thể tùy trường có chương trình pathway và một số trường không có. Đối với trường hợp này các bạn nên email hỏi thẳng trường về trường hợp của mình và trường sẽ cho bạn câu trả lời cụ thể nhất. Còn các bạn từ VN qua thẳng thì mình khuyên nên gặp agent để tư vấn trực tiếp do mình không rõ về quá trình xét tuyển từ VN qua. Nhưng có vẻ là sẽ khó hơn các bạn học từ lớp 12 ở Úc đi lên và yêu cầu phải có tiếng anh IELTS trên 5.5. (hoặc PTE>42)

4/ Kinh nghiệm học Engineering
Một khi các bạn có thể đủ khả năng về điểm số để học ngành nghề kĩ sư thì ai cũng có thể học ngành nghề này. Kinh nghiệm của mình về việc học ngành này là khá khô khan và phải học về các công thức toán lý với độ khó gấp 10 lần so với lớp 12. Vậy nên nếu các bạn không thích về toán và lý hay có thể nói các môn học tự nhiên thì mình nghĩ ngành này có thể không thích hợp cho các bạn.

Đúng là không thể phủ nhận ngành nghề kĩ sư ở Úc luôn hấp dẫn và được trả lương cao hơn so với mặt bằng chung các ngành nghề khác, nhưng để hoàn thành khóa học đúng thời hạn không phải là điều dễ dàng. Nhưng một khi các bạn hoàn thành khóa học thì cũng là lúc các bạn sẵn sàng cho việc trở thành một kĩ sư thực thụ và giúp nước Úc phát triển hơn.

5/ Các nhóm ngành Kĩ Sư
Như các bạn đã biết, ngành nghề kĩ sư có thể chia ra rất nhiều cách chuyên ngành khác nhau như mechanical (cơ khí), electrical (điện), civil (cơ sở hạ tầng) và nhiều hơn nữa.

Đa số các trường đại học sẽ không phân ngành cho các học viên ít nhất là sau năm 1, lí do là để các bạn tìm hiểu rõ về ngành kĩ sư nói chung và chuyên ngành nói riêng.

Ví dụ, nếu các bạn dự định học Electrical Engineering mà khi vào học bạn thấy không thích thì có thể đổi sang chuyên ngành khác để phù hợp với khả năng mình hơn.

Nên nhớ các bạn không cần giỏi tất cả các môn để trở thành một kĩ sư tốt trong tương lai, các bạn nên khai thác điểm mạnh của mình để có thể phát triển tốt nhất trong lúc ở đại hoc hay cả khi ra trường. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là các bạn được phép rớt môn hay lơ là trong các môn mình không thích. Với trường hợp như thế này thì các bạn nên cố gắng hết sức thôi 😊.

6/ Lời khuyên
Theo mình thấy, một số bạn có thể đã và đang hiểu lầm về việc cứ học thật giỏi trong trường thì khi tốt nghiệp chắc chắn sẽ có việc.
Mình có thể nói là không hẳn, vì các nhà tuyển dụng chỉ nhìn vào điểm số các bạn để đánh giá sơ bộ về các bạn. Điểm số chỉ được xét qua vòng CV/resume check, còn đến vòng interview thì hiếm khi các nhà tuyển dụng sẽ nói về điểm số của bạn.

Cách ăn điểm trước các nhà tuyển dụng là cách bạn thuyết phục họ bạn là sẽ là một kĩ sư thực thụ thông qua các kiến thức thực tế của các bạn về ngành nghề kĩ sư. Vậy nên làm thế nào để các bạn có thể có kiến thức về kĩ sư khi các bạn vẫn còn đang đi học? Đây luôn là câu hỏi khó nhất cho các bạn đang và sẽ học ngành nghề này trong tương lai.

Với kinh nghiệm của mình, trong lúc học ở đại học, các bạn nên tham gia các câu lạc bộ, đội tuyển hay chương trình giáo dục liên quan đến kĩ sư có tại trường như team làm robot, các clb Motorsport, vv. Tham gia các hoạt động như v sẽ giúp các bạn để trau dồi kiến thức về kĩ sư cũng như các kĩ năng liên quan và tiếp thu kiến thức thực tế về ngành nghề này. Điểm cộng lớn nhất là khi được phỏng vấn thì đây sẽ là vũ khí mạnh nhất để có thể cho các nhà tuyển dụng thấy bạn là người xứng đáng.