TỪ CẤP 3 LÊN ĐẠI HỌC LÀ CẢM GIÁC GÌ?

TỪ CẤP 3 LÊN ĐẠI HỌC LÀ CẢM GIÁC GÌ

Bước ra khỏi VÙNG AN TOÀN? CƠ HỘI ĐỂ PHÁT TRIỂN? TỰ LẬP? ĐẠI HỌC THƯ GIÃN HƠN HẲN SO VỚI CẤP 3?🤩
Trong giai đoạn ôn thi đại học, cày điểm ATAR của VCE students, chắc hẳn mọi người đã một lần tự hỏi sau khi hoàn thành mục tiêu lớn nhất năm này, điều gì đang chờ chúng ta ở phía trước? Môi trường đại học thật sự như thế nào?🧐

Bài đăng dựa trên trải nghiệm và quan điểm cá nhân, mong có thể giúp ích cho mọi người!!❤️
1. Cấu trúc hình thức học tập: 👩‍🎓
Tuy các trường đại học có những đặc điểm riêng về phương thức giáo dục, khác biệt lớn nhất của họ so với high schools được phản ánh qua cách truyền đạt và kiểm tra kiến thức của sinh viên.
Một ví dụ điển hình chính là thời gian bạn được yêu cầu có mặt tại trường (attendant requirement) được giảm đáng kể so với chương trình học cấp 3.
Đối với trải nghiệm của bản thân, (mình học full time, 4 units each semester) mình được yêu cầu tham dự các lớp (tutorials, workshops) 2 tiếng cho mỗi môn học/ tuần.
NGOÀI RA, HỌC SINH ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH TỰ SẮP XẾP THỜI KHÓA BIỂU THEO NHU CẦU CÁ NHÂN.

🙀 Điều này có nghĩa là 8H/TUẦN so với thời gian biểu cố định từ 9:00-15:00 5 NGÀY/TUẦN của trường trung học.
Thay vào đó, mọi người có thể tham khảo các bài giảng được record (thu lại)/ livestream (phát trực tiếp) hoặc vào giảng đường tương tác với giáo viên.
Tuy nhiên, ở đa số các trường, những buổi lectures này thường không điểm danh và luôn được record lại, nhằm mục đích tạo môi trường học đa dạng, linh hoạt cho sinh viên.
Từ đây, có một số ý kiến cho rằng học đại học “nhàn” hơn so với trung học, vì chúng ta không phải dành quá nhiều thời gian tại trường lớp🤘.
Theo ý kiến cá nhân, mình cho rằng điều này có cả lợi và hại!!

Tương tự với phương pháp truyền đạt kiến thức, DEADLINES VÀ ASSESSMENTS😰 cũng đặt chủ trương thúc đẩy khả năng sáng tạo và thích ứng của học sinh trong môi trường thực tiễn.
🚫 SẼ KHÔNG CÓ PRACTICE SAC, NHƯNG BẠN SẼ ƯỚC LÀ CÓ.

Mỗi assessment nhằm hỗ trợ sinh viên đào sâu nghiên cứu về chủ đề đã từng được đề cập đến trong các bài đọc. Vì vậy, sẽ không có một câu trả lời khuôn mẫu cho bài làm của bạn. Đây là lúc học sinh được khuyến khích BƯỚC RA KHỎI VÙNG AN TOÀN nhiều hơn để tự tham khảo tư liệu thay vì trông chờ đáp án từ thầy cô, như cách chúng ta “learn from feedback in practice SAC in VCE study”.

Điều đầu tiên mình nhớ khi bước chân vào university chính là thái độ của cô giáo khó tính nhất trường cấp 3 mỗi khi kiểm tra homework, những lời nhắc nhở hằng ngày để chuẩn bị cho bài kiểm tra và exams.
Điều này hiếm khi xảy ra, hoặc nếu có thì chỉ là “a general announcement” đến toàn thể trường về lịch kiểm tra tại đại học. Universities đề cao sự tự giác ở người học.
Ngay cả khi bạn quên nộp bài LUẬN VĂN CUỐI KÌ, chúng ta cũng KHÔNG nhận bất kì một HẬU QUẢ nào khác ngoài việc HỌC LẠI =)))))

❤️Đối với những bạn vẫn đang ngồi dưới ghế nhà trường, việc luyện tập tính tự giác và chủ động sẽ là một lợi thế lớn tại đại học về sau nhé !

2. Relationships – các mối quan hệ tại trường đại học như thế nào? 🤷🏻‍♀️
“… Trò thân thương nay vội đi mất
Thầy cô lưu vấn vương trên làn mi mắt
Những hình ảnh không thể tìm lại hay xem trên youtube
Chỉ còn hoài niệm nét mực đen trang lưu bút…”
Bạn có bao giờ tự hỏi, lý do gì để tình cảm tuổi học trò được gọi là tình cảm đẹp đẽ, đặc biệt nhất của cả thời thanh xuân? 🌈Vậy những mối quan hệ bạn bè, trường lớp có gì THAY ĐỔI khi chúng ta bước vào “lớp 13”?🍃
Như đã đề cập ở trên, quyền tự do, linh hoạt về thời gian và cách học ở uni vừa có những thuận lợi cho việc phát triển của mỗi cá thể độc lập, vừa có những hạn chế, mà đối với mình, chính là phương diện tình cảm.

Khi theo học tại các universities, mỗi người chúng ta hầu hết đã có những hướng đi, kê hoạch và cuộc sống bộn bề của riêng mình. Sẽ khó khăn hơn để tạo những connections chặt chẽ về tình bạn hay tình thầy trò nếu chúng ta chỉ gặp nhau nhiều nhất 8 giờ mỗi tuần đúng không nào? 💃🏻🏃🏻‍♀️
Đối với mình, đây đã là một trong những thử thách lớn nhất để STEP OUT OF YOUR COMFORT ZONE và BEING PROACTIVE trong việc xây dựng các mối quan hệ, triển khai công việc. Khi không có sự dõi theo gần gũi từ giáo viên, chúng ta dễ trở thành những cá thể riêng lẻ hơn.

Đại học phản ánh cuộc sống rõ ràng hơn khi chúng ta phải cân bằng cảm xúc của cuộc sống cá nhân và công việc nhóm, team-assessments và hoạt động xã hội tại trường. Và trong lúc gặp áp lực, lời khuyên lớn nhất từ kinh nghiệm của mình chính là đừng tự cô lập giữa một môi trường rộng lớn!! 🙅🏻‍♀️

Việc không nhận được những lời nhắc nhở, thúc đẩy như khi còn là học sinh trung học sẽ gây ra sự trì hoãn công việc (procrastinate) và nhận về nhiều áp lực hơn khi phải một mình “chạy” deadlines. 💃🏻
Có một điều không thay đổi ở bất cứ môi trường học nào!! Đó chính là việc bạn từng phải chuẩn bị cho 2 bài SACs trong 1 ngày cũng giống như 2 bài luận án 2000 từ due trong cùng một midnight! 💃🏻
🚫 NẾU MUỐN HỌC TỐT TẠI ĐẠI HỌC, BẠN KHÔNG NÊN HỌC MỘT MÌNH.

Giáo viên và bạn học chỉ có thể giúp đỡ khi chúng ta phát ra tín hiệu “I NEED HELP”. Việc chủ động kết nối với mọi người trong quá trình học, email teachers sẽ giúp chúng ta phát triển trong tiến độ học tập và đạt được thành tích tốt nhất.

Với những tự do, không gò bó về thời gian, hình thức, đại học nên được tận dụng như khoảng thời gian để chúng mình khám phá những điều chưa từng trải nghiệm, thực hiện ước mơ tươi đẹp.
Đồng thời, tình bạn sẽ trở nên đáng trân trọng và đặc biệt hơn nữa khi giữa ngôi trường đại học rộng lớn, mình vẫn có thể kết nối với những người bạn tốt và cùng nhau phát triển phải không nào?
🌱🌱🌱Good luck for you all